Góc nhìn lý luận và pháp lý về sự tham gia của công dân vào hoạt động quản lý nhà nước
DOI:
https://doi.org/10.59394/qlnn.333.2023.653Từ khóa:
Công dân, pháp lý, lý luận, quản lý nhà nước, sự tham gia, Hiến pháp năm 2013Tóm tắt
Điều 28 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước
và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa
phương và cả nước; 2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã
hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”. Sự
tham gia của công dân vào hoạt động quản lý nhà nước là một tất yếu khách quan, bởi thể
hiện đúng bản chất vốn có của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt trong bối
cảnh đổi mới và hội nhập ở nước ta hiện nay, sự tham gia của công dân vào hoạt động quản
lý nhà nước góp phần quan trọng vào việc xây dựng một xã hội công bằng và dân chủ, ổn
định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội.
Tài liệu tham khảo
Thái Vĩnh Thắng - Vũ Hồng Anh. Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam. H. NXB. Công an nhân dân, 2017, tr. 249 -250.
Phan Văn Tuấn. Phương thức tham gia của người dân vào quá trình chính sách công ở Việt Nam hiện nay qua nghiên cứu chính sách xây dựng nông thôn mới. Luận án tiến sỹ Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2017, tr. 27.
Vũ Thị Thu Hằng. Giải pháp huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, 2019, tr. 7.