Nâng cao hiệu quả quản lý thị trường trong công tác xử lý vi phạm hành chính ở Việt Nam
DOI:
https://doi.org/10.59394/qlnn.344.2024.952Từ khóa:
Quản lý thị trường, xử phạt vi phạm hành chính, chủ thể, đối tượng, hạn chế, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012Tóm tắt
Với thực trạng vi phạm hành chính diễn ra ngày càng phổ biến trên nhiều lĩnh vực cho thấy, việc xử phạt vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính thuộc chức năng, nhiệm vụ của lực lượng quản lý thị trường nói riêng trong thời gian qua có nhiều diễn biến phức tạp. Bài viết xác định rõ chủ thể thực hiện xử phạt vi phạm hành chính và những đối tượng vi phạm hành chính trong các lĩnh lực mà quản lý thị trường có thẩm quyền xử lý. Đồng thời, nêu những vấn đề còn tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thị trường trong công tác xử phạt vi phạm hành chính ở Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Thanh Sơn (2019). Nghiên cứu xây dựng những định hướng chính sách lớn hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp.
Quốc hội (2012). Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2023). Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2023. H. NXB Thống kê, tr. 52.
Lê Thu Hà (2010). Bàn về chủ hộ gia đình. Tạp chí Nghề luật, số 4/2010.
Quốc hội (2015). Điều 36 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Bộ Chính trị (2005). Nghị quyết số 48/NQ- TW ngày 24/5/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
Bộ Chính trị (2005). Nghị quyết số 49/NQ- TW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
Chính phủ (2020). Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Quốc hội (2016). Pháp lệnh Quản lý thị trường năm 2016.
Tổng Cục Quản lý thị trường (2022). Báo cáo công tác quản lý, theo dõi tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2022.