Bảo đảm nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa của pháp luật hình sự Việt Nam trong quá trình thực thi pháp luật
DOI:
https://doi.org/10.59394/qlnn.346.2024.1004Từ khóa:
Nguyên tắc, nhân đạo xã hội chủ nghĩa, pháp luật hình sự, thực thi pháp luậtTóm tắt
Bảo đảm nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa của pháp luật hình sự Việt Nam trong quá trình thực thi pháp luật hiện nay có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam giai đoạn mới. Bài viết phân tích khái quát về nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa trong pháp luật hình sự Việt Nam, thực trạng bảo đảm nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa trong quá trình thực thi pháp luật ở nước ta những năm qua. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp góp phần bảo đảm tốt hơn nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa của pháp luật hình sự Việt Nam trong quá trình thực thi pháp luật thời gian tới.
Tài liệu tham khảo
Hoàng Phê (2003). Từ điển tiếng Việt. NXB Đà Nẵng, tr. 964.
Bộ Tư pháp (2006). Từ điển Luật học, Viện Khoa học pháp lý. H. NXB Tư pháp, tr. 568.
Bộ Tư pháp (2019). Báo cáo nghiên cứu pháp luật về phòng ngừa, xử lý, phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật tại Việt Nam. Hà Nội, tr. 3.
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và UNICEF (2023). Báo cáo tình hình người dưới 18 tuổi phạm tội và bị hại trong các vụ án hình sự năm 2021 tại Việt Nam. Hà Nội, tr. 15.
Quốc hội (2015, 2017). Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Quốc hội (2019). Luật Thi hành án hình sự năm 2019.
Quốc hội (2017). Nghị quyết số 41/2017/QH14 về việc thi hành Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13.