Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng chế định miễn trách nhiệm hình sự đối với bị can của cơ quan cảnh sát điều tra
DOI:
https://doi.org/10.59394/qlnn.349.2025.1097Từ khóa:
Bộ luật Hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, bị can, Cơ quan Cảnh sát điều traTóm tắt
Miễn trách nhiệm hình hình sự là việc Nhà nước không bắt buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mà họ đã thực hiện. Tuy nhiên, thực tế áp dụng chế định này tại Việt Nam đang bộc lộ nhiều bất cập, thiếu thống nhất, chưa được quan tâm đúng mức. Nghiên cứu này nhằm phân tích chuyên sâu hơn những vấn đề tồn tại và từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng chế định miễn trách nhiệm hình sự đối với bị can của Cơ quan Cảnh sát điều tra ở Việt Nam, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự trong thời gian tới.
Tài liệu tham khảo
Quốc hội (2015). Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Lê Trọng An. Miễn trách nhiệm hình sự tại khoản 3, Điều 29 Bộ luật Hình sự - thực tiễn áp dụng và một số vấn đề đặt ra. Tạp chí Quản lý nhà nước số 345 (10/2024), tr. 95.
Lê Trọng An. Áp dụng pháp luật về miễn trách nhiệm hình sự - một số vấn đề đặt ra. Tạp chí Quản lý nhà nước số 320 (9/2022), tr. 64.
Quốc hội (2015). Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015.
Bộ Công an (2024).Báo cáo thống kê điều tra xử lý tội phạm Bộ Công an từ năm 2018 - 2023.
Phạm Hồng Thái (2007). Tổ chức quyền lực nhà nước trong Hiến pháp năm 1946 giá trị mang tính thời đại. Tạp chí Quản lý nhà nước số 140, (9/2007), tr. 4 - 7.
Nguyễn Quang Vinh, Ngô Hoàng Kiệt (2022). Đổi mới quản trị nhà nước gắn với xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tạp chí Quản lý nhà nước số 317, (6/2022).