Hoàn thiện Luật Di sản văn hóa góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc thiểu số
DOI:
https://doi.org/10.59394/qlnn.327.2023.175Từ khóa:
văn hóa dân tộc thiểu số, quản lý nhà nước, Luật Di sản văn hóa, Hoàn thiệnTóm tắt
Luật Di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) (sau đây viết là Luật Di sản văn hóa) đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa của Việt Nam. Đây là công cụ giúp Nhà nước quản lý một cách hiệu quả đối với lĩnh vực văn hóa nói chung và văn hóa dân tộc thiểu số nói riêng. Tuy nhiên, trước những tác động của đời sống kinh tế - xã hội hiện đại và những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn, việc hoàn thiện Luật Di sản văn hóa có ý nghĩa cấp bách, giúp công tác quản lý nhà nước được kịp thời, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số trong bối cảnh mới.
Tài liệu tham khảo
Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị (khóa XII) về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Luật Di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Quyết định số 2215/QĐ-TTg ngày 24/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 76- KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị (khóa XII) về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Quyết định số 1909/QĐ-TTg ngày 12/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030.