Phát huy hệ giá trị Việt Nam phục vụ đất nước trong bối cảnh mới
Từ khóa:
hệ giá trị Việt Nam, văn hóa, con người Việt Nam, văn hóa là nền tảng tinh thần, tính hai mặt của hệ giá trị, phục vụ phát triển đất nướcTóm tắt
Phát huy hệ giá trị Việt Nam phục vụ phát triển đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, thực chất là phát huy giá trị tích cực, phát huy mặt ưu trội, với các đặc tính cơ bản yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo; đồng thời, bổ sung những giá trị mới từ quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế: dân chủ, tự do, pháp quyền, bình đẳng, thịnh vượng, trách nhiệm, bản lĩnh cá nhân,... từ đó, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Điều này thể hiện rõ quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta luôn luôn phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của nền văn hóa và con người Việt Nam... kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực nội sinh, đặc biệt nguồn lực con người là quan trọng nhất.
Tài liệu tham khảo
Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. Tập I. H. NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2021.
Đào Duy Anh. Việt Nam văn hóa sử cương. H. NXB Hội Nhà văn, 2000.
Trần Văn Giàu. Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam. H. NXB Chính trị quốc gia, 2011.
Nguyễn Văn Huyên. Văn minh Việt Nam. Tập 2. H. NXB Khoa học Xã hội, 2003.
Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII. H. NXB Chính trị quốc gia, 1998.
Xây dựng hệ giá trị văn hóa và con người Việt Nam. https://bvhttdl.gov.vn, ngày https://bvhttdl.gov.vn, ngày">
Đào Đình Thưởng. Vai trò của văn hóa đối
với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay. H. NXB Giao thông Vận tải, 2015.