Pháp luật an sinh xã hội đối với người lao động nước ngoài ở Việt Nam

Các tác giả

  • Trần Thị Lệ Hằng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Từ khóa:

Anh sinh xã hội, Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, lao động nước ngoài, pháp luật

Tóm tắt

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, lao động di cư ở Việt Nam theo hướng ngày càng đa dạng, đặc biệt, khi Việt Nam chính thức trở thành viên của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Việt Nam trở thành điểm đến lý tưởng để lao động và sinh sống của công dân toàn cầu. Lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc ngày càng tăng, đồng nghĩa với việc bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của họ, trong đó có quyền an sinh xã hội. Bài viết phân tích thực trạng pháp luật an sinh xã hội đối với lao động nước ngoài ở Việt Nam theo cam kết về lao động trong Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật an sinh xã hội đối với lao động nước ngoài tại Việt Nam hiện nay.

Tiểu sử Tác giả

Trần Thị Lệ Hằng, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

ThS

Tài liệu tham khảo

Chú thích:

Cục Việc làm, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Báo cáo tổng hợp tình hình lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, tháng 7/2019.

, 3. Báo cáo thống kê về tình hình quản lý người lao động nước ngoài tại Việt Nam của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tháng 4 /2021.

Công văn số 1064/LĐTBXH-BHXH ngày 18/3/2019 do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành.

, 7, 8. Khoản 2 Điều 2, Điều 5, khoản 4 Điều 13 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP ngày 15/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn, vệ sinh lao động, về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động và công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Tài liệu tham khảo:

Bộ luật Lao động năm 2019.

Phạm Thị Hương Giang. Pháp luật quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa. Luận án tiến sỹ Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2022.

Trần Thúy Hằng. Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về lao động nước ngoài tại Việt Nam phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Tạp chí Tòa án nhân dân, kỳ II, tháng 7/2012, (14), tr. 15 - 17.

Nguyễn Anh Tuấn. Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương và tác động tới Việt Nam. H. NXB Chính trị quốc gia, 2020.

Tải xuống

Đã Xuất bản

26-04-2023

Cách trích dẫn

Trần, T. L. H. (2023). Pháp luật an sinh xã hội đối với người lao động nước ngoài ở Việt Nam. Quản Lý Nhà nước, (326), 57–61. Truy vấn từ https://vi.quanlynhanuoc.vn/qlnn/article/view/98

Số

Chuyên mục

Nghiên cứu trao đổi